So sánh giữa lễ khởi công và lễ động thổ - Những điều cần lưu ý khi tổ chức
Mục lục:
- 1 Trong ngành xây dựng, chúng ta đều biết tầm quan trọng của buổi lễ khởi công và lễ động thổ nó như thế nào. Vì có nhiều nét tương đồng trong quy trình thực hiện nên mọi người hay đánh đồng hai sự kiện này làm một.
- 2 Điểm giống nhau giữa lễ động thổ & khởi công
- 3 Điểm khác nhau giữa lễ động thổ & lễ khởi công
- 4 Những điều nên lưu ý khi tổ chức lễ động thổ
- 5 Redevent – Đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp tại Việt Nam
Trong ngành xây dựng, chúng ta đều biết tầm quan trọng của buổi lễ khởi công và lễ động thổ nó như thế nào. Vì có nhiều nét tương đồng trong quy trình thực hiện nên mọi người hay đánh đồng hai sự kiện này làm một.
Điểm giống nhau giữa lễ động thổ & khởi công
Về mặt pháp luật: Lễ khởi công và lễ động thổ công trình về mặt luật pháp muốn được tiến hành thì phải tuân thủ theo quy định của bộ luật xây dựng. Nếu công trình của chủ đầu tư không được cấp phép xây dựng thì cũng không cần phải tiến hành lễ động thổ. Còn lễ khởi công muốn diễn ra cần đáp ứng đủ điều kiện của Điều 89 & Điều 107 trong bộ Luật xây dựng năm 2014 quy định:
– Chủ đầu tư hay gia chủ phải có giấy phép xây dựng hợp lệ.
– Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình.
– Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
– Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
Về mặt văn hóa tâm linh: cả hai sự kiện trên đều là bước khởi đầu cho một công trình xây dựng; vì vậy nó đều mang ý nghĩa là mong chờ may mắn, điềm lành và sự phát triển thuận lợi cho công trình.
Về mặt truyền thông: Hai sự kiện trên được coi là bước đệm truyền thông, xây dựng hình ảnh thương hiệu cho công trình và doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng. Là kênh truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp.
Điểm khác nhau giữa lễ động thổ & lễ khởi công
Điểm khác nhau đầu tiên của hai sự kiện chính là thời gian tổ chức sự kiện. Lễ động thổ được tổ chức ngay khi công trình được cấp phép và chủ đầu tư chính thức tiếp nhận mảnh đất để xây dựng. Còn lễ khởi công được thực hiện khi công trình chính thức được xây dựng. Hai buổi lễ này có thể hòa làm một và cùng tổ chức đồng thời. Còn nếu chủ đầu tư chưa muốn xây dựng công trình thì có thể làm lễ động thổ trước.
Về mặt tâm linh, thì mục đích tâm linh của 2 sự kiện cũng có sự khác biệt nhau.
Quan niệm dân gian, mỗi một vị thần thổ công đều cai quản một mảnh đất riêng của mình. Chính vì vậy mà, khi bắt đầu tiếp nhận mảnh đất, làm công việc xây dựng ồn ào, huyên náo, thì cần nghi lễ động thổ để xin phép xây dựng công trình trên mảnh đất đó. Mong rằng các vị thần linh sẽ phù hộ cho quá trình xây dựng được thuận lợi. Cũng như khi chuyển về nhà mới con người được an cư lạc nghiệp, sống vui vẻ, hạnh phúc.
Về lễ khởi công được xem như là một nghi lễ để kính cáo với các vong linh, tổ nghề của mỗi đơn vị thi công để mong các Ngài phù hộ. Đối với các công trình khi phải thực hiện nhiều công đoạn đến đất đai: phá dỡ, ép cọc nhà, làm móng,… Và do các đơn vị khác nhau đều cần phải thực hiện nghi lễ này. Để cầu mong cho công việc của mình diễn ra thuận lợi, không gặp trở ngại nào. Lễ khởi công và lễ động thổ là hai buổi lễ khác nhau có quy trình tổ chức lễ khởi công và động thổ khác nhau.
Những điều nên lưu ý khi tổ chức lễ động thổ
Tổ chức lễ động thổ là một trong các nghi thức quan trọng trong làm nhà theo tín ngưỡng dân gian của người Việt. Sự kiện này không phải ai cũng tổ chức theo một hình thức đúng đắn. Vì thế RedEvent đưa ra một vài lưu ý trong lễ động thổ như sau:
Cách xem ngày tốt
Theo thuyết Ngũ hành, những quan niệm về thời gian và địa điểm có sự ảnh hưởng rất lớn đến một nghi thức mang tính tâm linh. Vì vậy trước khi bắt đầu đào những bước thi công đầu tiên, việc chọn ngày giờ cúng động thổ vô cùng quan trọng.
Quý doanh nghiệp cần lưu ý những ngày tốt như Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. Và hết sức tránh những ngày xấu như Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phụ. Và cân nhắc việc chọn giờ để tiến hành cúng động thổ tốt nhất để có thể khởi công thuận lợi.
Cách xem tuổi
Vấn đề tuổi tác cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự kiện được tổ chức. Những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoàng Ốc thì không nên làm nhà .
Khi tuổi gia chủ không phù hợp để xây dựng vào thời điểm hiện tại. Nhưng buộc phải xây dựng thì cần phải tiến hành thủ tục mượn tuổi.
Thủ tục mượn tuổi
- Chủ nhà làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi và khấn cầu
- Khi động thổ, người được mượn tuổi làm lễ khấn vái và động thổ. (Cuốc 5 hay 7 cái tượng trưng tại hướng đẹp).
- Trong thời gian làm lễ, gia đình chủ nhà nên tránh đi chỗ khác khi làm lễ xong có thể về và làm các công việc bình thường.
- Khi đổ mái (làm nóc) người được mượn tuổi cũng làm các thủ tục thay chủ nhà; và gia đình chủ nhà cũng tránh đi nơi khác trong quá trình làm lễ.
- Chủ nhà làm lễ nhập trạch.
Nhập trạch là lễ dọn vào nhà mới – ngôi nhà gia đình của quý doanh nghiệp mua lại hoặc tự xây. Đây là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Việt từ xưa đến nay.
Trình tự lễ cúng động thổ
Để có được buổi lễ thành công, cần có kế hoạch tổ chức kỹ lưỡng.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật thì gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Quý doanh nghiệp nên lưu ý trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ khấn.
Sau khi cúng xong, khi hương gần tàn gia chủ đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng. Ngay sau đó tốp thợ đào móng có thể tiến hành công việc. Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.
Khi nhập trạch nếu quý doanh nghiệp mượn tuổi để xây nhà thì người được mượn tuổi phải làm mọi thủ tục dâng hương; khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ. Ngoài ra quý doanh nghiệp tuyệt đối phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên trong lúc làm lễ động thổ ;sau khi hoàn tất lễ động thổ xong, mới trở về.
Redevent – Đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp tại Việt Nam
Với hơn 10 năm kinh nghiệm tổ chức lễ khởi công – động thổ, Redevent Luôn khẳng định vị thế hàng đầu. Với sự chuyên nghiệp, bài bản trong tất cả các khâu triển khai và xử lý huống, mang lại trải nghiệm dịch vụ tốt nhất đối với từng khách hàng cho hàng trăm dự án lớn nhỏ trên toàn quốc.
Đến với RedEvent là đến với những dịch vụ được cam kết chất lượng từ những con người tận tâm nhất.
ĐỒNG HÀNH CÙNG REDEVENT – AN TÂM VỮNG BƯỚC !
REDEVENT JOINT STOCK COMPANY
Địa chỉ: T&T Riverview – 440 Vĩnh Hưng – Hoàng Mai – Hà Nội
Chi nhánh: A06 Lê Thị Riêng phường Thới An quận 12, TP HCM
☎️☎️☎️ 0943 68 3333
Fanpage: https://www.facebook.com/Redevent.tochucsukien/